Mâm của xe máy trong thời gian gần đây đang trở thành chủ đề bị cộng đồng mạng đem ra bàn tán xôn xao khi liên tục xuất hiện các tình trạng cong vênh nứt gãy vô cùng nguy hiểm. Vậy nên để hạn chế tối đa nguy cơ bản thân trở thành nạn nhân của tình trạng này, bạn nên tham khảo qua những lý do chủ quan trong quá trình vận hành có thể khiến mâm xe bị cong vênh nứt gãy. Mâm xe và các lý do chủ quan dẫn đến tình trạng cong vênh nứt gãy Hệ thống phuộc nhún xuống cấp Không phải tự nhiên mà phuộc nhún trước lẫn phuộc nhún sau của xe máy đều được các nhà sản xuất bố trí gần với mâm xe. Thực tế ngoại trừ công năng đem lại sự êm ái và cảm giác ổn định để người lái yên tâm điều khiển, phuộc nhún còn có trọng trách hấp thụ xung lực sau khi tác động lên mâm xe. Nếu phuộc nhún bị nhão, có dấu hiệu xì dầu khi đất cát bám bám vào ty phuộc khiến vị trí này bị trầy xước thì dĩ nhiên trọng trách hấp thụ mâm xe sẽ không được thực hiện một cách tối ưu giống như ban đầu nữa. Lúc đó mâm xe sẽ dễ gặp phải tình trạng cong vênh nứt gãy và hiện tượng ấy thường xảy ra ở mâm trước là phổ biến, trong những tình huống khó đỡ như khi bạn từ lề đường lao xuống lòng đường hay di chuyển trên những địa hình dằn xóc. Bởi vì lúc này phuộc nhún đã không thể hấp thụ lực hiệu quả như lúc ban đầu, khiến mâm xe dễ dàng bị hư hỏng do không thể chịu nổi áp lực từ địa hình tạo nên. Vận hành ở tốc độ cao và bất ngờ gặp gờ giảm tốc Mâm xe sẽ trở nên vô cùng 'nhạy cảm' khi bạn vận hành ở những dãy tốc độ cao, trung bình trên mức 80km/h đổ lên. Ngay tại thời điểm này ở dãy tốc độ đó, do đang tập trung vào đoạn đường trước mắt và để ý đến những phương tiện xung quanh nên bạn sẽ không thể quan tâm đến mặt đường trước mắt có xuất hiện vận cản gì. Nên sẽ rất khó tránh khỏi những ổ gà, ổ voi hay các cục gờ giảm tốc khó đỡ. Một khi đã vấp phải chúng, mâm xe sẽ phải gánh chịu nhiều lực tác động hơn khi đang trong vận tốc quá cao. Rất khó để không bị cong vênh nứt gãy, thậm chí có thể gây ra nguy cơ té ngã cho người lái nếu không thể kiểm soát được tốc độ khi gặp phải địa hình bất ngờ. 'Dễ dãi' trong quá trình bơm bánh xe Vỏ xe là yếu tố đầu tiên tiếp xúc với mặt đường sau đó mới tới mâm xe, do đó xung lực từ mặt đường tác động lên mâm xe sẽ được giảm tải rất nhiều nếu vỏ xe được bơm đúng với áp suất vỏ mà nhà sản xuất đưa ra. Vậy nên một khi thay thế vỏ hay quyết định bơm bánh xe bạn nên tìm đến những cơ sở trang bị máy bơm kèm theo đồng hồ đo áp suất để kiểm soát được lượng áp suất khí bơm vào. Đảm bảo nó phải đúng với áp suất mà nhà sản xuất xe máy đã khuyến cáo. Bơm vỏ với áp suất quá ít, khí bên trong vỏ xe sẽ hoàn toàn không đủ để hấp thụ xung lực hiệu quả và dễ khiến mâm bị cong vênh khi chạy nhanh và gặp địa hình không được bằng phằng. Bơm vỏ quá căng thì không chỉ tạo ra cảm giác tưng tưng nảy nảy khó chịu, mà còn làm cho phần giữa của vỏ xe chịu tải trọng nhiều hơn từ đó cũng dễ bị mòn nhanh do phân bổ xung lực không đều. Cũng rất dễ khiến thành mâm xuất hiện rủi ro cong, vênh hoặc thậm chí nứt ra ở phần trung tâm. Sau đây mình sẽ chèn áp suất vỏ mà nhà sản xuất khuyến cáo cho các dòng xe phổ biến hiện nay để anh em dễ dàng tham khảo. Áp suất vỏ của những dòng xe phổ biến