1. Biker cấp 2

    Kỹ thuật sử dụng thắng (phanh) xe máy

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 4 Tháng chín 2013.

    Cảm giác về lực bám đường, phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau sẽ giúp bạn phanh hiệu quả.

    Ky thuat su dung thang phanh xe may
    Phanh đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát được chiếc xế yêu của mình

    Xét về mặt năng lượng, phanh xe nói chung làm nhiệm vụ chuyển động năng của xe thành nhiệt năng. Đương nhiên xe có khối lượng lớn, di chuyển với tốc độ cao cần hệ thống phanh tốt hơn, có khả năng chuyển đối cao hơn.

    Phanh và trọng lượng

    Trọng lượng bao gồm của xe, người và hành lý được phân chia lên hai bánh với tỷ lệ thay đổi. Xe chở hai người, cùng hành lý trọng lượng có xu hướng dồn về phía bánh sau nhiều hơn khi lái một mình.

    Điều đáng lưu ý khi phanh, lực quán tính của xe dồn trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước, người bạn lao về phía trước, phần đầu xe nhún xuống. Rất nhiều tay lái trẻ đã sử dụng nguyên lý này rất hiệu quả.

    Bánh trước không còn lực bám do bị nhấc lên Ở tốc độ cao, nếu bánh sau bị bó cứng xe có hiện tượng vẫy đuôi cá. Người và xe không dừng lại mà lao từ bên này đường sang bên kia và ngược lại cho dù giữ vững tay lái. Nguy cơ đâm vào phương tiện khác. Nếu bánh trước khóa cứng, phần đuôi xe có thể vượt lên trước, xe quay ngoắt 180 độ hoặc đổ.

    Phanh xe khi lao dốc. Trọng lượng phân bố lên cả hai bánh đều giảm khi xe xuống dốc. Lực bám giảm khiến phanh kém hiệu quả hơn. Nhiều người thấy khó khăn khi dùng phanh trước, nhưng thực tế nếu dùng phanh sau, bánh sau cũng sẽ bị khóa cứng. Nhiều lái xe có kinh nghiệm cho biết, nên đi xe ở số thấp khi xuống dốc dài, dùng chính động cơ để phanh theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đấy”.

    Phanh và hệ thống treo

    Hệ thống treo giúp duy trì sự tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường, đây là nơi phát sinh ra lực bám. Phanh ngặt, đầu xe chúi xuống, lò xo trước bị nén lại tới mức cực đại - đôi khi bạn xe nghe thấy tiếng va đập, trong trường hợp này hệ thống treo không an toàn nữa, dẫn đến sự tiếp xúc không còn được tốt.

    Xe cũ sau nhiều lần sử dụng với cường độ mạnh, lò xo bị yếu đi, sẽ không còn khả năng phanh ngặt nữa. Do đó bạn cần luyện tập nhiều hơn để phanh với khả năng của hệ thông treo.

    Phanh hiệu quả

    Điều chỉnh người, thân xe thẳng đứng, xe đang trạng thái đi thẳng.

    Bắt đầu phanh với bánh sau. Khi muốn phanh với khoảng cách ngắn nhất có thể, hãy bắt đầu bằng việc sử dụng phanh sau. Chỉ dùng phanh sau có thể làm xe bị “vẫy đuôi cá”, tuy nhiên sử dụng phanh sau trước, trọng lượng dồn lên bánh trước sẽ giúp bạn phanh trước với lực bám tốt hơn là khi bạn dùng phanh trước ngay từ đầu.

    Trong một số trường hợp, nếu trọng lượng đã tập trung ở bánh trước rồi, bạn có thể bắt đầu phanh với bánh trước.

    Sử dụng phanh trước, tăng dần lực xiết. Chỉ xiết chặt tay phanh khi xe đã dừng. Hãy luôn nhớ rằng: nhiệt năng chỉ sinh ra khi má phanh còn trượt trên đĩa phanh với lực ma sát lớn. Xiết mạnh ngay lập tức chỉ làm bó cứng bánh trước, động năng sẽ không được chuyển hóa sang nhiệt năng.

    Phanh khẩn cấp

    Về mặt lý thuyết, dừng xe với quãng đường phanh ngắn nhất là những gì bạn cần. Bất ngờ, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn có khuynh hướng đạp mạnh phanh sau, siết mạnh phanh trước, kết quả chỉ làm cho cả hai bánh khóa cứng, đây là điều không mong muốn.

    Chỉ sử dụng phanh trước nếu xe trong tư thế thẳng đứng. Không dùng phanh sau. Giữ cho phanh sau quay sẽ giúp xe ổn định, chống hiện tượng trượt lết trên đường.

    Sử dụng phanh trước và đệm bằng phanh sau để tránh cho xe bị văng nếu chưa ở tư thế thẳng đứng, đôi khi bạn phải dùng mông, chân, thân của bạn để tạo sự cân bằng tốt khi phanh.

    Phanh khi vào cua

    Các khúc cua là nơi hạn chế tầm nhìn, khó để lường được hết chướng ngại vật phía trước. Sử dụng tay ga điều chỉnh tốc độ, nhấn nhẹ phanh sau. Đừng cố gắng giữ thẳng xe mà hãy cố gắng nghiêng một chút sẽ giúp bánh bám đường tốt hơn.

    Khi cần sử dụng phanh thực sự, nên sử dụng phanh trước. Chỉ thực sự phanh ngặt bánh trước, đệm bằng bánh sau khi thực sự cần thiết, bởi vì nguy cơ bị ngã khi phanh lúc vào cua rất cao.
    Làm quen với xe mới

    Dù là người lái xe lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, khi phải lái một chiếc xe mới, hãy dành thời gian làm quen với nó. Sẽ có một vài khác biệt về các bố trí các nút điều khiển, kích thước xe, việc truyền trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước ở mỗi xe cũng khác nhau. Việc làm quen sẽ giúp bạn xử lý linh hoạt hơn.



    ST: Hayabuji
    2banh
    2banh.vn
Quan tâm nhiều